20 ĐIỀU VỀ LOÀI GIÁN
- Gián đã có mặt trên Trái Đất từ thời kỳ khủng long, cơ thể chúng khi ấy dài khoảng 50 cm. Ngàynay, gián nhiệt đới thậm chí vẫn phát triển được tới 18 cm.
- Có khoảng 4000 loài gián khác nhau trên toàn thế giới, nhưng chỉ có 30 loài thích sống trong tủ quần áo của bạn.
- Gián nhịn thở được tới 40 phút.
- Chúng có thể chạy với tốc độ 5 km/h, rất ấn tượng khi xét đến cơ thể nhỏ bé (nếu chúng to lớn bằng con người, tốc độ đó sẽ tương đương 700 km/h !!!). Không chỉ vậy, gián còn có khả năng đổi hướng chạy 25 lần trong một giây – thực sự là “xoay như chong chóng”.
- Một số con cái chỉ giao phối 1 lần mà có thể tiếp tục mang thai cả đời.
- Gián và bọ cạp là 2 loài sinh vật duy nhất có thể sống sót qua thử nghiệm nguyên tử.
- Điểm đặc biệt nhất của gián là chúng có thể sống đến cả tháng sau khi đã… mất đầu. Có được khả năng này là do gián không bị mất máu nhiều như con người hay các loài động vật khác.
- Gián ghét nhất là những đôi dép tông. (Đại khái là như thế)
- Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người, nhưng món “khoái khẩu” nhất đối với chúng là các loại thức ăn có chất bột và đường như sữa, bơ, bánh ngọt, sô cô la… Khi không có thức ăn ngon, gián cũng có khả năng ăn cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân… và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc…
- Trong cơ thể gián không tồn tại các mạch áp suất cao bơm máu đi khắp nơi, chất dịch mang sự sống chỉ đơn giản nằm yên như một khối thống nhất. Vì vậy khi mất đầu, máu không bị trào ra và con gián sẽ có đủ thời gian để gắn liền vết thương. Thêm vào đó gián không cần thở bằng đầu (Nó thở bằng những lỗ khí dọc theo thân của chúng) máu của chúng cũng không có nhiệm vụ tuần hoàn oxy.
- Gián không chỉ có một não bộ. Các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay, chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu đã không còn. Chỉ tới vài tuần sau con gián không đầu mới chết vì nhiễm trùng hoặc đói khát (chính xác thì gián có thể sống được 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước).
- Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm lạ (và không kém phần rùng rợn) với gián. Họ phát hiện được rằng ngay cả đầu gián bị cắt ra cũng có thể sống thêm tới vài giờ. Nếu cái đầu được đông lạnh và truyền dưỡng chất thì nó thậm chí còn sống lâu hơn nữa.
- 30% Dân Việt Nam vẫn viết là “Con Dán” thay vì phải viết là “Con Gián”.
- Nếu bạn bẫy gián bằng một cái hộp có keo dính (gián bò vào đó bị dính lại) sau khi nó chết nó sẽ giải phóng một lượng khí metan để các con gián khác không đi vào vùng đó và bị chết nữa (gián không thích khí này vì nó khá độc và đối với chúng cũng chẳng thích mùi loại khí này). (nói thêm: Khí metan không có mùi, nhưng với gián thì có)
- Vì vậy nên người ta nghĩ ra cách bẫy gián là chế ra một loại thuốc diệt gián đặc biệt, khi con gián ăn vào chưa chết ngay, nó sẽ tha thức ăn đó về tổ để nuôi các con của nó trong một gia đình đầm ấm ở một khe tủ nào đấy. Kết quả là sẽ chết cả tổ gián.
- Năm 2007, một nghiên cứu tiến hành ở Nhật cho thấy gián có trí nhớ, cho phép chúng hình thành phản xạ có điều kiện và có thể “dạy dỗ” chúng được (làm các động tác xiếc chẳng hạn) nhờ sự phản xạ có điều kiện này. Nhà nghiên cứu luyện cho gián tiết nước bọt mỗi khi bị kích thích (giống như con chó của Pavlov) một thế kỷ trước hoặc thực hiện một động tác nào đó thì được uống nước đường. Phản xạ có điều kiện liên quan đến trí nhớ, mà người ta tưởng chỉ động vật có vú mới có.
- Gián là loài động vật đặc biệt có thể bò qua các khe hở nhỏ như tiền xu. Nếu cái lồng bàn của bạn bị gãy mất một nan thì tối hôm đó, bên trong cái lồng bàn sẽ là “bữa party” của lũ gián. Chúng sẽ bò vào trong ăn no nê rồi ra ngoài trước khi trời sáng.
- Hoạt động của gián nhà là bò, chạy tự do từ nhà này sang nhà khác, từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh… rồi vào nhà ở để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt… Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
- Khi gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống.
- Và tất nhiên, hơn 4000 loài gián trên khắp thế giới không thích bài viết này. Peace and Happiness Tổng hợp và sưu tầm. Hy vọng nó hữu ích cho các bạn để giết lũ gián trong nhà.