ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI GIÁN
Gián là những côn trùng có hại ít nhiều quan trọng đến sức khoẻ con người bằng một cách nào đó. Gián giải phóng một mùi khó chịu từ những hạch mở trên cơ thể gián. Gián có thể chui vào cơ thể người, gây nhiễm bẩn thực phẩm, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể chúng. Nhiều loại vi sinh vật gậy bệnh từ vi trùng ( Samonella sp, Shigella dysenteria ), ký sinh trùng, nấm và cả virus được gián vận chuyển. Gián cũng là một trong các yếu tố dị nguyên đối với những cơ địa dị ứng.
Đối với trẻ em hen suyễn, gián được xem là một trong những dị nguyên quan trọng làm bệnh nhân nhập viện nhiều hơn[11].
Một nghiên cứu về Blattela germanica và vai trò của chúng trong nhiễm trùng bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy gián đã mang các loại vi trùng ưu thế hơn gián chứng như : Klebsiella sp, E.coli, Ps.aeruginosa, S.eureus . Trong đó Klebsiella tìm thấy kháng với ít nhất bốn loại kháng sinh. Đối với ký sinh trùng, kết quả phân lập cho thấy gián chuyên chở Entamoeba Ecoli và Entamoeba histolytica đối với gián trong bệnh viện và ngoài bệnh viện. Đồng thời gián cũng vận chuyển các loại nấm như candida, Aspergillus sp[12].
- Đặc điểm về hình thái
Gián là loài côn trùng có cơ thể dẹp hướng lưng bụng, thông thường có đôi cánh ôm kín lưng.Kích thước cơ thể dài từ 2mm – 80mm. Toàn thân thể màu nâu sáng hoặc đen. Đa số các loài gián ít khi bay nhưng chúng bò rất nhanh.
Cơ thể gián nhà gồm ba phần : đầu, ngực và bụng.
Đầu gồm đầu và phần phụ miệng : gồm một đôi mắt kép màu nâu thẫm, một đôi râu mảnh rất dài, một cơ quan miệng kiểu nghiền.
Ngực và phần phụ ngực : Ngực gồm 3 đốt : đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Trên ngực có 3 đôi chân. Mỗi đôi chân ứng với một đốt ngực. Chân gián thuộc kiểu chân bò nên mảnh, dài và như nguyên lí chung gồm 5 đốt: đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống, đốt bàn.
Phía lưng đốt ngực giữa và đốt ngực sau được phủ bằng hai đôi cánh. Hai đôi cánh dài bằng nhau, có nhiều gân màu nẫu thẫm đặc trưng, xếp chéo trên lưng con vật. Đôi cách trước dày và sẫm màu hơn, phủ ở trên. Đôi cánh sau cấu tạo mỏng như lụa, gấp theo chiều dọc ở phía dưới.
Bụng và phần phụ bụng : Gián có từ 7-9 đốt bụng. Hai bên rìa mặt lưng đốt bụng có hai hàng lổ thở.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái
2.1. Vòng đời phát triển của gián
Cả gián đực lẫn gián cái phía trên hậu môn đều có một phần phụ đuôi phân đốt. Riêng gián đực còn có thêm một đôi gai giao phối không phân đốt.
Gián là loài tương đối nguyên thủy, vòng đời chỉ trãi qua 3 giai đoạn. Trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Gián cái đẻ trứng kết thành ổ hình quả đậu gọi là ootheca. Một số loài , như gián Đức mang trứng phía sau lưng. Đa số các loài gián khác đẻ trứng sau một hoặc hai ngày. Ootheca rất rất đặc trưng và do đó thường được sử dụng để phân biệt các loài. Tùy loài, tùy điều kiện nhiệt độ và ẩm độ, trứng gián có thể nở sau 1 đến 3 tháng.
Gián con hay thiếu trùng thường không có cánh và kích thước chỉ vài mm; khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lớn lên bằng cách lột xác. Gián con phát triển và trở thành gián trưởng thành sau vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc vào từng loài. Gián trưởng thành có hoặc không có cách, bao gồm cả một đôi kết cứng và đôi màng phía dưới.
Gián Mỹ ( Periplanete Ameriacana ) : Con cái rời bọc trứng trong vòng một ngày sau khi đẻ. Đôi khi trứng được để ở những vị trí phù hợp như gần nguồn thức ăn hay những khu vực an toàn. Ở phía Nam, trứng thường được để ở bên ngoài, trên những gỗ ẩm ướt hay mục nát. Thỉnh thoảng trứng còn được gắn trên những bề mặt bằng chất tiết ra từ miệng con mẹ. Nhộng trứng được hình thành với tỷ lệ khoảng một tuần một nhộng, cho tới khi khoảng 15 đến 90 nhộng được sinh ra. Mỗi nhộng trứng chứa khoảng 14 đến 16 trứng. Với nhiệt độ trung bình thì khoảng từ 50 đến 55 ngày trứng sẽ nở. Trong quá trình nở, con con sẽ lột xác và rời bỏ cái xác đầu tiên ở trong vỏ nhộng.
Gián Đức là loài gián gây hại duy nhất mang theo bọc trứng trong một thời gian lâu đến như vậy. Những bọc trứng mà bị dời khỏi mẹ vài ngày trước khi nở, thì hầu như là không nở được nếu như chúng không gặp được các điều kiện môi trường nóng ẩm cao. Điều này cũng xảy ra đối với những con mang thai có thể bị giết bởi hóa chất trong vòng vài giờ, tới một hoặc vài ngày tính từ thời điểm mà lẽ ra bọc trứng đã phải nở. Những phôi bên trong bọc trứng cần phải được tiếp một lượng nước thích hợp hầu như từ con cái, để tránh chết khô. Hơn nữa khi có nhiều độ ẩm thì việc này có thể không xảy ra, và bọc trứng có thể sống sót vài giờ hoặc lâu hơn sau khi bị rơi hay con mẹ chết trước khi chúng nở. Con cái trưởng thành thường đẻ từ 4 đến 8 bọc trứng trong đời. Mỗi bọc trứng chứa từ 30 đến 48 trứng. Và thường mất 28 ngày để nở từ khi bọc trứng được sinh ra. Thường trong vòng một vài tuần thì bọc trứng kế tiếp được hình thành.
Gián Úc ( Peripplanete Australasiae ) : gián Úc được gặp nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Gián Úc cũng giống loài gian Mỹ nhưng cơ thể nhỏ hơn, dài 31-37 mm và màu sắc đen hơn. Loài gián này có 2 sọc vàng nhạt từ hai bên gốc cánh kéo xuống 1/3 chiều dài của cánh trước. Một ổ trứng của gián Úc co khoảng 22-24 trứng.
Gián Đông phương ( Blatta orientalis ) : Bọc trứng thường được con mẹ mang theo khoảng 30 giờ, sau đó nó một là bị bỏ rơi hay là được gắn vào một bề mặt an toàn gần nguồn thức ăn. Con cái sinh sản trung bình 8 bọc trứng, và trong mỗi bọc có khoảng 16 trứng. Trứng sẽ nở trong vòng 60 ngày ở điều kiện trong phòng.
Con con lột xác từ 7 đến 10 lần và để hoàn thành các giai đoạn này thì thường mất từ vài tháng đến 1 năm. Không giống như các loài gián phá hoại nhà cửa khác, chu kỳ của gián phương đông là phát triển theo mùa. Và số lượng con trửơng thành xuất hiện nhiều nhất là vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Số lượng con trưởng thành thường khá thấp vào cuối hè và đầu thu, do tỷ lệ chết tự nhiên và việc nở của con con. Một vài con trưởng thành còn sống thường được thấy quanh năm, nhưng nếu con con không đạt đến độ trưởng thành vào cuối thu hoặc đầu đông thì sự phát triển của chúng sẽ dường như chậm hẳn lại và độ trưởng thành phải đến tận mùa xuân mới đạt được.
Gián có băng vàng,nâu ( Supella longipalpa ) : loài gián có băng vàng nâu xuất hiện hầu hết ở các khu dân cư trên toàn thế giới. Cơ thể dài từ 10-14 mm, có băng ngang màu vàng nâu. Ổ trứng xếp thành hàng dài 4-5 mm và có 16 trứng.
2.2. Tập tính của gián
Gián có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, tuy nhiên ở vùng ôn đới chúng sống trong nhà, nơi ấm áp, ẩm thấp và có thức ăn thích hợp.
Gián là loài động vật ăn chất thải rất mất vệ sinh ở các khu dân cư. Con gián nhà được coi là loài gây hại ở hầu hết các căn nhà của chúng ta vì chúng có tập tính bẩn thỉu và mùi hôi khó chịu. Ban đêm chúng tìm thức ăn trong bếp, trong chạn, thùng rác, cống rảnh thoát nước.
Gián thường sống thành từng bầy đàn. Chúng thường hoạt động về đêm. Ban ngày ẩn náo ở hốc, kẽ tường, kẽ cử, kẽ tủ, và những nơi kín đáo ở nhà tắm, chạn bát, ống nước, nhà súc vật, nơi để tivi, radio, các dụng cụ điện và cống rảnh thoát nướcv.v… Nửa đêm ta bật đèn sáng ở bếp có thể thấy gián chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, sàn nhà để tìm nơi trú ẩn.
Gián nhà thuộc loài ăn tạp và phàm ăn, chúng ăn tất cả các thức ăn mà con người sử dụng. Nhưng chúng rất thích chất bột đường như Sữa, bơ, bánh ngọt, bọt đường, sô-cô-la ngọt v.v…
Gián cũng ăn bìa gáy sách, tủ trần có bột, đế giầy, lót giầy, ăn cả xác lột của chúng, gián chết, máu khô, máu tươi, phân, ăn cả móng tay, móng chân trẻ em, người ngủ hoạc người ốm.
2.3. Sự phát tán
Có một số loài có thể di cư từng đàn do sự phát triển đông đúc. Chúng di cư đến địa điểm mới bằng cách bò hay bay. Chúng thường chui vào trong nhà, ẩn náu vào các hộp rỗng, chai, túi dựng thức ăn, các thực phẩm khác và trở thành động vật có mặt thường xuyên ở nơi cất giữ thức ăn. Gián có thể đưa đi xa bằng các phương tiện như máy bay, tàu biển và các loại xe cộ khác.
- Giám sát gián
Dựa vào đặc tính sinh thái, tập tính hoạt động, trú ẩn và kiếm thức ăn của gián để tiến hành các biện pháp điều tra giám gián phù hợp. Đồng thời tùy từng mục đích khác nhau, áp dụng các phương pháp giám sát gián khác nhau.
Giám sát để diệt gián : điều quan trọng là phải xem xét kỹ, cần vài lần để xác định phạm vi nhiễm gián. Tìm kiếm, phát hiện gián tiến hành vào ban đêm, khi mọi hoạt động của con người đã ngừng, trong nhà, bếp, nhà kho đã yên tĩnh, ta dùng đèn pin chiếu rọi phát hiện gián bò ra. Để tính số lượng có thể đếm số con gián đã thấy trên một diện tích nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.
Phát hiện sự có mặt của gián trong khu vực nhà ở bằng cách phát hiện phân hay trứng gián rơi vãi trên nền nhà, nền bếp, kho … và sáng sớm khi chưa quét nhàvà dọn dẹp kho, bếp.
Các loài gián nhà như gián Đức, gián Mỹ, rất thích sống và phát triển trong tủ, rương, thùng đựng quần áo cũ bằng gỗ hay bằng giấy carton; Đặc biệt những dụng đó đã cũ và không kín.
Để xem xét nơi nào đó có gián hay không, có thể đặt các bẫy dính ở những nơi thiết yếu. Nơi đặt bẫy là vị trí có khả năng gián qua lại như chân tường, góc trần nhà, ngăn kéo, hoặc dưới các dụng cụ và quầy hàng. Các bẫy dính phải đặt ít nhất là 3 ngày.
Ths.Lý Huỳnh Kim Khánh
———
Nhà máy, tòa nhà, văn phòng hoặc nhà riêng có gián hoặc cần một giải pháp chuyên nghiệp thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG THĂNG LONG
DC: Số 16, Ngõ 5, Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy – TP.Hà Nội
VPGD: Số 20 Ngách 21, Ngõ 603 Lạc Long Quân – TP. Hà Nội
Web: envitechco.com.vn – Mobi: 093 678 5668